☼ ♥ BỨC TƯỜNG ♥ ☼
Hình ảnh mang tính chất minh họa.
Hình ảnh mang tính chất minh họa.
Bức tường Berlin ngăn cách không cho người dân Đông Đức và Tây Đức gặp gỡ nhau. Trên mạng Internet có bức tường lửa nhằm ngăn chặn những trang web không lành mạnh, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, luân lý, hay chính trị v.v… Trong một căn nhà, bức tường là nơi ngăn cách giữa phòng này với phòng khác bên cạnh… Tóm lại, bức tường nói lên sự ngăn cách, khoảng cách, hay chia rẻ. Phải chăng con người và thế giới hôm nay đang có quá nhiều bức tường? Vậy đó là những bức tường nào, làm sao để phá vỡ những bước tường ấy để con người có thể cảm thông và yêu thương nhau bền lâu hơn như lòng Chúa ước mong?
♥ Bức tường giàu nghèo:
Bất kỳ một quốc gia, xã hội nào cũng có người giàu và kẻ nghèo. Dường như khoảng cách giàu nghèo là khoảng cách lớn nhất và khó xóa bỏ nhất đối với những ai quan tâm đến con người, lấy con người làm trung tâm cho sự phát triển về kinh tế, văn hóa, tôn giáo, xã hội, hay chính trị v.v… Đó là sự bất công một cách tất yếu. Người giàu ngày càng giàu thêm, trong khi người nghèo lại càng lún sâu vào kiếp nghèo. Những người nghèo khao khát có được đủ cái ăn cái mặc hàng ngày, nhưng quy luật nghiệt ngã của dòng chảy kinh tế và xã hội dường như đã đẩy họ vào sự khủng hoảng và bế tắc. Những người nghèo ở thành thị thường vay nợ nóng để trang trải chi phí cho những sinh hoạt hàng ngày. Những người nghèo sinh sống ở những vùng nông thôn cũng phải chạy vạy xóm làng để vay tiền, cũng chỉ vì để lo miếng cơm manh áo cho bản thân và gia đình. Quả vậy, đã có một khoảng cách quá rộng lớn và nan giải giữa người giàu và người nghèo giữa lòng thế giới và xã hội hiện nay.
Vậy thì điều gì tạo nên bức tường ngăn cách giữa người giàu và người nghèo? Nguyên nhân có lẽ sẽ rất nhiều: có thể do người nghèo không biết chăm chỉ làm ăn, suốt ngày chỉ lo cờ bạc, rượu chè, ăn chơi hoặc tiêu xài phung phí nhiều thứ; hay cũng có thể do người nghèo bị lún sâu vào những khoảng nợ mẹ sinh ra lãi con, vốn trả chưa hết lại phát sinh ra lời. Điều này đã xảy ra nơi những người bị phá sản ở thành thị, hay những vụ vỡ nợ, giật hụi ở những vùng nông thôn. Tuy nhiên, nguyên nhân cốt lõi có lẽ là do sự lười biếng, do lòng tham và ích kỷ nơi con người. Con người thích vun vén cho bản thân, ngại chia sẻ và bao dung với tha nhân. Bao lâu con người còn ích kỷ, vụ lợi thì bấy lâu bức tường giàu nghèo muôn đời không thể xóa bỏ. Chính vì thế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có lần phát biểu thế này: “Tôi muốn một Giáo hội nghèo và phục vụ những người nghèo.” Phải chăng ngài đã cảm nhận quá rõ rằng ngay giữa lòng thế giới và Giáo hội có quá nhiều bức tường: bức tường giàu nghèo và kế đến là bức tường phe nhóm.
♥ Bức tường phe nhóm:
Mỗi cá nhân không thể sống một mình giữa lòng xã hội và thế giới. Bởi vậy, linh mục Đào Trung Hiệu đã sáng tác những lời ca rất mộc mạc chân tình như sau: “Tôi chỉ thật sự là người nếu tôi sống với anh em tôi. Thế giới này không ai là một hòn đảo; Vườn hoa này không có loài hoa lạc loài.” Thế nên, mỗi cá nhân sống liên kết với nhau thành một nhóm, hay một cộng đồng, một công ty, một tổ chức tôn giáo, hay tổ chức xã hội, chính trị nào đấy với nhiều mối quan hệ phức tạp. Vì thế, đã có nhiều sự chia rẻ, bất đồng ý kiến, hoặc ganh tỵ, ghen ghét giữa cá nhân này với cá nhân khác. Tất cả cũng chỉ vì tiếng tăm, danh vọng, hay quyền lực, hoặc đồng tiền chi phối con người. Một người bạn của tôi vừa mới xin nghỉ làm ở một ngân hàng Mêkông, dù mức lương hàng tháng của bạn ấy hơn 1000 USD. Nguyên nhân là do bạn ấy có tài, làm việc năng nổ và hiệu quả, được cấp trên trọng dụng và đề cao, nên đã bị những đồng nghiệp khác không thích, chia rẻ, và tìm mọi cách để tẩy chai.
Thật vậy bức tường phe nhóm hay chia rẻ giữa người này và người khác, nhóm này hay nhóm kia là do sự khác biệt về tánh tình, sở thích, vị thế trong công việc hay xã hội. Tuy nhiên, cốt lõi cũng là do bản thân mỗi cá nhân. Họ quá tham vọng chức quyền, địa vị, hay đồng tiền. Họ xem đó là tất cả cho cùng đích cuộc đời của mình. Trong Tin mừng, mỗi Kitô hữu chúng ta cũng nhận thấy bà mẹ hai thánh tông đồ Gioan và Giacôbê đã xin Chúa Giêsu cho hai người con của bà được ngồi bên tả và bên hữu của Chúa. Chức vụ chỉ để phục vụ. Nếu một ai đó quá tham vọng chức vụ mà không biết cách phục vụ khiêm tốn như lời Chúa Giêsu dạy thì bức tường chia rẻ, bức tường phe nhóm sẽ dẫn đến nhiều thất bại và đổ vỡ cho đời sống của bất kỳ một cá nhân, hay một tổ chức nào.
♥ Bức tường nội tâm:
Bức tường nội tâm nơi mỗi Kitô hữu chúng ta là gì? Phải chăng đó là những thói quen, tật xấu đã trở thành tội lỗi cắm dìm vào con người mỗi chúng ta? Phải chăng đó là khoảng cách giữa bản thân chúng ta với Thiên Chúa ngày càng xa và rộng hơn? Vậy thì điều gì đã tạo nên khoảng cách của bức tường ấy? Thực tế đời sống đức tin hiện nay cho ta thấy, có rất nhiều bạn trẻ vì lý do này hay lý khác đã bỏ lễ ngày Chúa Nhật, bỏ đi xưng tội nhiều năm liền. Họ không còn những cảm thức nhạy bén đối với tội và với những cảm thức đức tin sống động. Nguyên nhân vì sao?
Quả thật, mỗi Kitô hữu chúng ta đang sống giữa một xã hội với nhiều thứ chi phối đời sống đức tin của bản thân mỗi người. Xã hội càng tiến bộ văn minh càng loại trừ Thiên Chúa ra một bên: Thiên Chúa không còn chỗ đứng nào trong tâm thức của con người thời đại. Vì thế, bức tường nội tâm ấy càng bị nới rỗng, làm cho tâm hồn con người càng trở nên trống trải và cô đơn. Người ta sống trong sự bất an, nghi ngờ, lo sợ, khủng hoảng, thậm chí dẫn đến tự tử, hoặc sống mà không biết mình sống để làm gì.
Ước mong sao trong một khoảng tĩnh lặng riêng tư sâu lắng, hay một biến cố đời thường nào đấy, ngọn lửa tình yêu và bình an của Chúa Thánh Thần sẽ phá tan mọi bức tường nơi mỗi Kitô hữu chúng ta, mang lại niềm tin yêu và hy vọng cho bạn và tôi trên bước đường lữ hành trần thế hôm nay.
♥ Bức tường giàu nghèo:
Bất kỳ một quốc gia, xã hội nào cũng có người giàu và kẻ nghèo. Dường như khoảng cách giàu nghèo là khoảng cách lớn nhất và khó xóa bỏ nhất đối với những ai quan tâm đến con người, lấy con người làm trung tâm cho sự phát triển về kinh tế, văn hóa, tôn giáo, xã hội, hay chính trị v.v… Đó là sự bất công một cách tất yếu. Người giàu ngày càng giàu thêm, trong khi người nghèo lại càng lún sâu vào kiếp nghèo. Những người nghèo khao khát có được đủ cái ăn cái mặc hàng ngày, nhưng quy luật nghiệt ngã của dòng chảy kinh tế và xã hội dường như đã đẩy họ vào sự khủng hoảng và bế tắc. Những người nghèo ở thành thị thường vay nợ nóng để trang trải chi phí cho những sinh hoạt hàng ngày. Những người nghèo sinh sống ở những vùng nông thôn cũng phải chạy vạy xóm làng để vay tiền, cũng chỉ vì để lo miếng cơm manh áo cho bản thân và gia đình. Quả vậy, đã có một khoảng cách quá rộng lớn và nan giải giữa người giàu và người nghèo giữa lòng thế giới và xã hội hiện nay.
Vậy thì điều gì tạo nên bức tường ngăn cách giữa người giàu và người nghèo? Nguyên nhân có lẽ sẽ rất nhiều: có thể do người nghèo không biết chăm chỉ làm ăn, suốt ngày chỉ lo cờ bạc, rượu chè, ăn chơi hoặc tiêu xài phung phí nhiều thứ; hay cũng có thể do người nghèo bị lún sâu vào những khoảng nợ mẹ sinh ra lãi con, vốn trả chưa hết lại phát sinh ra lời. Điều này đã xảy ra nơi những người bị phá sản ở thành thị, hay những vụ vỡ nợ, giật hụi ở những vùng nông thôn. Tuy nhiên, nguyên nhân cốt lõi có lẽ là do sự lười biếng, do lòng tham và ích kỷ nơi con người. Con người thích vun vén cho bản thân, ngại chia sẻ và bao dung với tha nhân. Bao lâu con người còn ích kỷ, vụ lợi thì bấy lâu bức tường giàu nghèo muôn đời không thể xóa bỏ. Chính vì thế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có lần phát biểu thế này: “Tôi muốn một Giáo hội nghèo và phục vụ những người nghèo.” Phải chăng ngài đã cảm nhận quá rõ rằng ngay giữa lòng thế giới và Giáo hội có quá nhiều bức tường: bức tường giàu nghèo và kế đến là bức tường phe nhóm.
♥ Bức tường phe nhóm:
Mỗi cá nhân không thể sống một mình giữa lòng xã hội và thế giới. Bởi vậy, linh mục Đào Trung Hiệu đã sáng tác những lời ca rất mộc mạc chân tình như sau: “Tôi chỉ thật sự là người nếu tôi sống với anh em tôi. Thế giới này không ai là một hòn đảo; Vườn hoa này không có loài hoa lạc loài.” Thế nên, mỗi cá nhân sống liên kết với nhau thành một nhóm, hay một cộng đồng, một công ty, một tổ chức tôn giáo, hay tổ chức xã hội, chính trị nào đấy với nhiều mối quan hệ phức tạp. Vì thế, đã có nhiều sự chia rẻ, bất đồng ý kiến, hoặc ganh tỵ, ghen ghét giữa cá nhân này với cá nhân khác. Tất cả cũng chỉ vì tiếng tăm, danh vọng, hay quyền lực, hoặc đồng tiền chi phối con người. Một người bạn của tôi vừa mới xin nghỉ làm ở một ngân hàng Mêkông, dù mức lương hàng tháng của bạn ấy hơn 1000 USD. Nguyên nhân là do bạn ấy có tài, làm việc năng nổ và hiệu quả, được cấp trên trọng dụng và đề cao, nên đã bị những đồng nghiệp khác không thích, chia rẻ, và tìm mọi cách để tẩy chai.
Thật vậy bức tường phe nhóm hay chia rẻ giữa người này và người khác, nhóm này hay nhóm kia là do sự khác biệt về tánh tình, sở thích, vị thế trong công việc hay xã hội. Tuy nhiên, cốt lõi cũng là do bản thân mỗi cá nhân. Họ quá tham vọng chức quyền, địa vị, hay đồng tiền. Họ xem đó là tất cả cho cùng đích cuộc đời của mình. Trong Tin mừng, mỗi Kitô hữu chúng ta cũng nhận thấy bà mẹ hai thánh tông đồ Gioan và Giacôbê đã xin Chúa Giêsu cho hai người con của bà được ngồi bên tả và bên hữu của Chúa. Chức vụ chỉ để phục vụ. Nếu một ai đó quá tham vọng chức vụ mà không biết cách phục vụ khiêm tốn như lời Chúa Giêsu dạy thì bức tường chia rẻ, bức tường phe nhóm sẽ dẫn đến nhiều thất bại và đổ vỡ cho đời sống của bất kỳ một cá nhân, hay một tổ chức nào.
♥ Bức tường nội tâm:
Bức tường nội tâm nơi mỗi Kitô hữu chúng ta là gì? Phải chăng đó là những thói quen, tật xấu đã trở thành tội lỗi cắm dìm vào con người mỗi chúng ta? Phải chăng đó là khoảng cách giữa bản thân chúng ta với Thiên Chúa ngày càng xa và rộng hơn? Vậy thì điều gì đã tạo nên khoảng cách của bức tường ấy? Thực tế đời sống đức tin hiện nay cho ta thấy, có rất nhiều bạn trẻ vì lý do này hay lý khác đã bỏ lễ ngày Chúa Nhật, bỏ đi xưng tội nhiều năm liền. Họ không còn những cảm thức nhạy bén đối với tội và với những cảm thức đức tin sống động. Nguyên nhân vì sao?
Quả thật, mỗi Kitô hữu chúng ta đang sống giữa một xã hội với nhiều thứ chi phối đời sống đức tin của bản thân mỗi người. Xã hội càng tiến bộ văn minh càng loại trừ Thiên Chúa ra một bên: Thiên Chúa không còn chỗ đứng nào trong tâm thức của con người thời đại. Vì thế, bức tường nội tâm ấy càng bị nới rỗng, làm cho tâm hồn con người càng trở nên trống trải và cô đơn. Người ta sống trong sự bất an, nghi ngờ, lo sợ, khủng hoảng, thậm chí dẫn đến tự tử, hoặc sống mà không biết mình sống để làm gì.
Ước mong sao trong một khoảng tĩnh lặng riêng tư sâu lắng, hay một biến cố đời thường nào đấy, ngọn lửa tình yêu và bình an của Chúa Thánh Thần sẽ phá tan mọi bức tường nơi mỗi Kitô hữu chúng ta, mang lại niềm tin yêu và hy vọng cho bạn và tôi trên bước đường lữ hành trần thế hôm nay.
(Sưu tầm)
No comments:
Post a Comment